Viện NCKH Biển và Hải đảo đang chủ trì thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm Cấp Nhà nước thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015

0
612
I. Thông tin về Đề tài
1. Tên Đề tài: Quy chế pháp lý của cảng biển Việt Nam
Mã số: CB.04.22
2. Chủ trì Đề tài: ThS. Trần Thị Phương Nhung
3. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế
4. Thời gian thực hiện: 2005

II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
1. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Việt Nam có nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên và địa lý cho phép phát triển một số cảng biển lớn thành cảng biển quốc tế của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, chính sách đầu tư phát triển và các quy định pháp luật của chúng ta về cảng biên còn thiếu cũng như vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống cảng biển của Việt Nam chưa được đầu tư và khai thác tối đa lợi thế để phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước cũng như chưa đủ sức cạnh tranh với những cảng biển quốc tế lớn khác trong khu vực.
Việc nghiên cứu quy chế pháp lý của cảng biển đòi hỏi phải có một tầm nhìn mang tính toàn diện về tất cả những lĩnh vực pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh cảng biển như: luật biển, luật hàng hải, luật hành chính, luật hải quan, luật thuế xuất – nhập khẩu, luật thương mại, luật đầu tư, luật môi trường, luật lao động, luật doanh nghiệp, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, pháp luật tố tụng… Việc cải cách hệ thống cảng biển và cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý cảng do vậy phải được bắt đầu từ việc cải cách khung thể chế và khung pháp luật điều chỉnh quy chế của cảng.
Đề tài có mục đích là nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về bản chất, quy chế của cảng biển, xu hướng vận động và phát triển của cảng biển trên thế giới và Việt Nam để từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về cảng biển nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Cảng biển là một lĩnh vực rộng cần phải được xem xét kỹ lưỡng, toàn diện dưới góc độ nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực. Với yêu cầu như vậy, đề tài không thể đi sâu và chi tiết tất cả các khía cạnh về cảng biển mà chỉ có thể tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề chính sau đây:
– Những khía cạnh pháp lý và thực tiễn cơ bản về cảng biển;
– Mô hình tổ chức và quản lý cảng biển ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam;
– Trên cơ sở so sánh đó, Đề tài đưa ra những đánh giá, nhận xét để có những giải pháp đề xuất cho việc quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển nước ta trong thời gian tới.