1. GIỚI THIỆU
An ninh năng lượng đang là một vấn đề hết sức quan trọng, đặc biệt với các nước
đang phát triển, trong đó có các quốc gia châu Á. Trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng những năm gần đây, các quốc gia lại càng gia tăng việc kiểm soát và bảo vệ các nguồn năng lượng dầu mỏ của họ. Các yêu sách cũng như các tranh chấp chồng lấn tại các khu vực ngoài khơi, được cho là rất giàu tiềm năng dầu khí, đã trở thành những vấn đề chính trị nghiêm trọng tại các khu vực này. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và các biên giới biển chồng lấn tại khu vực biển Đông, từ lâu, đã là một trong những nan đề của khu vực châu Á. Các tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tại vùng biển này, mặc dù rất giàu tiềm năng, nhưng vẫn đang ở trong tình trạng không thể khai thác do vẫn đang tồn tại các tranh chấp căng thẳng.
Biển Đông là một vùng biển thuộc Thái Bình Dương, phía Bắc biển Đông giáp eo
biển Đài Loan, phía Tây giáp vùng đất liền của Đông Nam Á, phía Đông giáp
Philippines, phía Nam giáp eo biển Mallacca. Mười quốc gia và vùng lãnh thổ cùng có
biên giới tiếp giáp với biển Đông, đó là: Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Philippines,
Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Thailand,Việt Nam. Biển Đông có diện tích
khoảng 3.500.000 km2. Biển Đông có các vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, Vịnh
Lingayen và Vịnh Manila. Biển Đông có 4 nhóm đảo đá lớn, đó là quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa, bãi cạn Pratas và bãi ngầm Macclesfield.
Xem thêm: Hoàng Việt, Tranh chấp Biển Đông và một số vướng mắc của Luật quốc tế2010_HoangViet- Tranh chap Bien Dong va mot so vuong mac cua Luat phap quoc te