Kỷ yếu Hội thảo khoa học Toà án Hình sự Quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam

Ban biên tập: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, ThS. Nguyễn Xuân Sơn, ThS. Đồng Thị Kim Thoa Nhà xuất bản Tư pháp Năm xuất bản: 2007 Số trang: 471 trang

0
1001

Cuốn kỷ yếu này được xuất bản trên cơ sở kết quả của Hội thảo quốc tế “Toà án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” do Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế và Bộ môn Luật Quốc tế (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức với sự tài trợ của Đại sứ quán Cộng hoà Liên bang Đức, Đại sứ quán Anh và Phái đoàn châu Âu tại Việt Nam.

Toà án hình sự quốc tế (ICC) là cơ quan tư pháp quốc tế thường trực, được thành lập năm 1998 theo Quy chế Rome và chính thức hoạt động từ ngày 01/7/2002. Với chức năng điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân phạm tội các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất của nhân loại như tội ác chiến tranh, tội chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược, ICC đã, đang và sẽ có tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, pháp lý quốc tế. Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới gia nhập Quy chế Rome và Toà án này.
Thời gian qua ở Việt Nam đã có một số hoạt động nhằm nghiên cứu, quảng bá về tổ chức và hoạt động của ICC cũng như vấn đề gia nhập của các quốc gia, trong đó đáng chú ý là Hội thảo khoa học “Toà án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” do Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Anh và phái đoàn châu Âu tại Việt Nam. Hội thảo đã đề cập một cách khá toàn diện những nhận thức chung về ICC cũng như những vấn đề đã và đang đặt ra đối với các quốc gia trong xu thế gia nhập Toà án này, đặc biệt trong vấn đề ký BIA (Hiệp định song phương về miễn trừ) với Mỹ.
Để giúp bạn đọc nắm bắt và hiểu thấu đáo hơn về vấn đề này, đơn vị tổ chức Hội thảo đã tập hợp, chỉnh lý thống nhất các tài liệu thành cuốn Kỷ yếu khoa học “Toà án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành.

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: CÁC TÀI LIỆU CHUNG VÀ TỔNG THUẬT KẾT QUẢ HỘI THẢO
– Bài phát biểu chào mừng và khai mạc Hội thảo của PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
– Toà hình sự quốc tế – những nét chính và những thách thức phía trước (Bài phát biểu chính của Thẩm phán Hans-Peter Kaul, Chủ tịch Ban Tiền xét xử – Toà án hình sự quốc tế).
– Bài phát biểu bế mạc Hội thảo của PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)
– Báo cáo tổng thuật kết quả Hội thảo
Phần thứ hai: CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC
– Các tội phạm thuộc quyền tài phán, quyền tài phán về nội sung của Toà án hình sự quốc tế (TS. Marriane Eloi, Giảng viên Trường Đại học Boxdeau, Pháp).
– Một số vấn đề về quyền tài phán của Toà án hình sự quốc tế (PGS.TS. Trần Văn Độ, Toà án quân sự Trung ương).
– Mối liên hệ của Toà án hình sự quốc tế với Liên hợp quốc (ThS. Nguyễn Tiến Vinh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
– Toà án hình sự quốc tế và hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
– Toà án hình sự quốc tế với việc bảo vệ quyền con người (TS. Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
– Điều tra và truy tố theo Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế (TS. Nguyễn Ngọc Khánh – ThS. Trần Đại Thắng – Viện Khoa học kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
– Một số vấn đề về thu thập chứng cứ bằng biện pháp khoa học – kỹ thuật điều tra, xét xử tội phạm thuộc thẩm quyền của Toà án hình sự quốc tế (TS. Trần Văn Luyện – Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an).
– BIA – Một số khía cạnh chính trị, pháp lý và thực tiễn (ThS. Vũ Công Giao – Hội Luật gia Việt Nam).
– Thái độ của các nước ASEAN với ICC và BIA (ThS. Vũ Công Giao – Hội Luật gia Việt Nam).
– Việt Nam với Toà án hình sự quốc tế (TS. Đỗ Hoà Bình – Bộ Ngoại giao).
– Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam gia nhập Quy chế Rome trong bối cảnh hiện nay (GS.TS. Đỗ Ngọc Quang – Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam).
– Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế đối với sự phát triển của khoa học luật hình sự (PGS.TSKH. Lê Văn Cảm – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
– Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, bảo đảm tương thích với pháp luật hình sự quốc tế (TS. Trần Quang Tiệp – Tổng cục An ninh, Bộ Công an).
– Những vấn đề đặt ra đối với việc gia nhập Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế của Việt Nam (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Phụ lục