Thời Thế Chiến II, cuối thập niên 1930 Nhật Bản cấu kết với Đức Quốc Xã
và Phát Xít Ý để phát động Chiến Tranh Thái Bình Dương. Năm 1938 Nhật chiếm
3 đảo tại Hoàng Sa là Phú Lâm, Lincoln và Hữu Nhật. Qua năm sau, ngày 30-3-
1939, Chính Phủ Đông Kinh ra Tuyên Cáo đòi chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1937, Nhật oanh tạc và tiến chiếm Nam Kinh Thượng Hải trong cuộc
chiến tranh không tuyên chiến. Trước đó, năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu để
thành lập Mãn Châu Quốc và đem Phổ Nghi là ông vua cuối cùng của triều Mãn
Thanh về làm vua Mãn Châu.
Việc Nhật Bản thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa năm 1939 là một hành
động xâm lăng võ trang làm bàn đạp tấn công các quốc gia thân Tây Phương tại
Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba, Miến Điện và
Việt Nam. Đặc biệt để kết hợp Mặt Trận Hoa Nam với Mặt Trận Đông Bắc tại
Nam Kinh Thượng Hải. Đây là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Trung Hoa. Mặc
dầu vậy, Chính Phủ Trùng Khánh vẫn án binh bất động và không lên tiếng phản
đối.
Xem thêm: Nguyễn Hữu Thống, 2010_NHThong- hoang Sa – Truong Sa theo Trung Quoc su