Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

0
36

Đối với mỗi người dân Việt Nam, biển và hải đảo là một phần máu thịt
thiêng liêng. Xuyên suốt thời kỳ lịch sử, biển và hải đảo gắn với quá trình bảo vệ
chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Ngày nay, biển và hải đảo vẫn đóng một
vai trò to lớn, là nguồn sinh thế của người dân Việt Nam, là phên dậu che chở,
bảo vệ đất nước. Phát triển kinh tế biển và hải đảo cũng góp phần nâng cao đời
sống kinh tế xã hội, ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển.
Là một quốc gia có biển chạy dọc chiều dài đất nước, có đầy đủ các đảo
và quần đảo ven bờ cũng như ngoài khơi, có nhiều bãi biển đẹp tự nhiên, có khí
hậu ôn hoà, có trữ lượng hải sản phong phú và lượng khoáng sản rất lớn dưới đáy
biển. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đã và đang khai thác kiệt quệ các tài nguyên
từ tự nhiên: đánh bắt cá với lượng tàu lớn, mắt lưới nhỏ, không theo mùa kể cả
mùa sinh sản của cá, thậm chí dùng cách khai thác hủy diệt như thuốc nổ hay hoá
chất; Về nguồn tài nguyên khoáng sản dầu khí: khai thác và tiêu thụ chủ yếu dưới
dạng dầu thô với số lượng giàn khoan dày đặc, làm cạn kiệt nhanh các mỏ dầu
khí tự nhiên mà hiệu quả kinh tế lại không cao; Bên cạnh đó Việt Nam có nhiều
cảng biển nước sâu nằm dọc bờ biển, trong đó biển Đông có đường hàng hải
quốc tế huyết mạch, là con đường vận chuyển hàng hoá chủ yếu từ Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc đi Châu Âu, Tây Á, Châu Phi và ngược lại, địa hình Việt
Nam là cửa ngõ của các quốc gia Đông Dương như Lào, Campuchia. Tuy nhiên
đến nay, Việt Nam chưa phát huy hết vai trò, đầu tư manh mún, làm giảm tính
cạnh tranh. Các điều trên đây cho thấy việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam
cần có đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng để phát huy triệt để các lợi thế về biển và
hải đảo, phát triển kinh tế biển một cách bền vững.

Xem thêm: Lê Thanh Sơn, Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ( Hà Nội- 2017)