PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm là một đặc quyền dành
cho chủ sở hữu sáng chế. Bản chất của dược phẩm được tạo ra là nhằm
mục đích chữa bệnh, việc bảo hộ sáng chế dược phẩm sẽ góp phần đẩy
giá thuốc cao lên, cản trở rất lớn cho khả năng tiếp cận thuốc chữa bệnh
của người dân.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo hộ và
thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các thành viên WTO. Đặc biệt, việc
thông qua tuyên bố Bộ trưởng Doha về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe
cộng đồng đã thể hiện mối quan hệ rõ nét giữa quyền sỡ hữu trí tuệ và
quyền con người.
Hiệp định đối tác xuyên Thái ình ương (TPP) ra đời phát triển
trên cơ sở Hiệp định TRIPS đánh dấu một sự hợp tác quốc tế ngày càng
sâu rộng, toàn diện và trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực sỡ hữu trí
tuệ.
Cơ chế hiện tại về bảo hộ sáng chế đã được toàn cầu hóa theo
Hiệp định TRIPS và TPP, có ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực dược
phẩm. Nhưng tiêu chuẩn đó không hẳn đã phù hợp hoàn toàn với các
quốc gia đang cố gắng đáp ứng nhu cầu về phát triển y tế. Vấn đề đặt
ra là các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam cần làm gì để vừa đảm bảo chủ thể có quyền đối với sáng
chế được khai thác và hưởng lợi một cách hợp lý từ tài sản trí tuệ của
mình, tạo động lực sáng tạo ra sản phẩm mới, vừa tạo điều kiện cho
công chúng có thể tiếp cận thuốc với giá cả hợp lí khi có nhu cầu chữa
bệnh. Việc giải quyết hài hoà lợi ích giữa hai chủ thể này là một
nhiệm vụ khó khăn, có tính cấp thiết cần được nghiên cứu nghiêm túc
trong thời gian tới.
Xem thêm: Lê Viết Sỹ, Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo pháp luật Viêt Nam, Thừa Thiên Huế ( năm 2018) tt-le-viet-si